Trong cuộc sống hàng ngày, có xuất hiện không ít các sản phẩm được chế tạo bằng đồng. Mặc dù xét về giá thành thì đồng không đắt như là vàng bạc, kim cương. Tuy nhiên lại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại cũng như trong đời sống của mọi người. Để biết thêm thông tin chi tiết về đồng là gì, mời bạn đọc và tham khảo ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Đồng là gì?
Đồng (kí hiệu là Cu) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Đây là một kim loại có tính dẻo, độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, với bề mặt màu cam đỏ đặc trưng. Đồng, các hợp kim của đồng cũng như các phế liệu từ đồng đã được con người phát hiện và sử dụng từ hàng ngàn năm.
Số hiệu nguyên tử của đồng: 29
Khối lượng riêng của đồng: 8,95g/cm3
Cu thuộc chu kỳ: 4
Phân nhóm Cu: 11d
Số hiệu nguyên tử là 29,
Khối lượng : 63,546(3)
Thuộc chu kỳ 4
Phân nhóm : 11d
Ban đầu vì được khai thác nhiều ở Síp nên được đặt tên là kim loại Síp (cyprium). Sau này được mở rộng ra thì được mọi người gọi tắt luôn là cuprium (đây là tên latin của đồng). Bên cạnh đó, đồng còn được biết đến cùng nhiều cái “đầu tiên” như là kim loại đầu tiên được đúc thành khối, kim loại đầu tiên nung chảy từ quặng, kim loại đầu tiên kết hợp với thiếc tạo ra đồng đỏ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đồng Đen là gì? Giá bao nhiêu? Đặc điểm & cách nhận biết
Các thành phần cấu tạo lên đồng gồm những gì ra sao ?
Có 2 dạng đồng phổ biến hiện nay, đó là đồng nguyên chất, hợp kim đồng, hợp chất đồng. Vậy cụ thể có sự khác biệt nào ở hai dạng thành phần này của đồng? Hãy cùng chúng tôi khám phá ở đoạn sau với:
Đồng nguyên chất
Như Phế Liệu Hòa Bình đã đề cập ở trên, đồng nguyên chất hay còn được gọi là đồng đỏ, là một kim loại dẻo dai với màu cam đỏ đặc trưng, được ký hiệu là Cu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Nó sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, khiến nó trở thành vật liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống như: làm dây dẫn điện, dây trong hệ thống sưởi ấm, đồ dùng gia đình,..
Hợp kim đồng
Hợp kim đồng là hỗn hợp gồm đồng (nguyên tố) được hợp kim hóa với các nguyên tố hóa học khác, ví dụ như thiếc, chì, kẽm, bạc, vàng, antimon… Tỷ lệ pha trộn các nguyên tố này sẽ quyết định tính chất và ứng dụng của hợp kim đồng. Một số dạng hợp kim đồng thường thấy như: đồng thau, đồng thiếc, đồng niken, đồng nhôm.
Hợp chất đồng
Hợp chất đồng: Là sự kết hợp giữa đồng (nguyên tố) với các nguyên tố phi kim như oxy, lưu huỳnh, nitơ, halogen, v.v., tạo thành một hợp chất mới có cấu trúc và tính chất khác so với đồng nguyên chất.
Hợp chất của đồng thông thường sẽ ở dưới dạng muối đồng II, và sử dụng làm thuốc nhuộm. Với các ion đồng nồng độ thấp đóng vai trò là vi chất dinh dưỡng cho cơ thể của động vật bậc cao. Tuy nhiên, nếu như ion ở nồng độ cao thì rất có thể sẽ trở thành “thuốc độc” đối với sinh vật.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng ion đồng cho tan trong nước để diệt nấm, diệt khuẩn và đặc biệt là để bảo quản gỗ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
So sánh đồng nguyên chất và hợp kim đồng
Đặc điểm | Đồng nguyên chất | Hợp kim đồng |
Thành phần | 99,9% Cu | Đồng (Cu) + các nguyên tố khác (Sn, Zn, Ni, Al, v.v.) |
Tính chất | – Dẻo, dễ uốn | – Cứng và bền hơn đồng nguyên chất |
– Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt | – Tính chất phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn các nguyên tố | |
– Chống ăn mòn tốt | – Có thể thay đổi tính chất như: dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, chống ăn mòn, dễ gia công, v.v. | |
Ứng dụng | – Dây điện, cáp | – Chế tạo máy móc, thiết bị, dụng cụ |
– Ống nước, hệ thống sưởi ấm | – Xây dựng (ống nước, hệ thống điện, mái nhà) | |
– Mái nhà, máng xối | – Giao thông vận tải (phụ tùng ô tô, tàu thuyền, máy bay) | |
– Đồ trang sức | – Điện tử (dây điện, cáp, bo mạch điện tử) | |
– Đồ dùng gia dụng | – Đồ gia dụng (nồi, chảo, vòi nước, tay nắm cửa) | |
– Các bộ phận điện tử | – Trang sức | |
Ưu điểm | – Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt | – Cứng và bền hơn, có thể thay đổi tính chất |
– Chống ăn mòn tốt | – Đa dạng về tính chất và ứng dụng | |
– Dễ gia công | ||
Nhược điểm | – Giá thành cao | – Có thể bị gỉ sét (tùy vào tỷ lệ pha trộn) |
– Dễ bị oxy hóa | ||
Ví dụ | – Đồng đỏ | – Đồng thau, đồng thiếc, đồng niken, đồng nhôm |
Lịch sử phát hiện và sử dụng đồng qua từng thời kỳ
Trong một số tài liệu lịch sử ghi lại, đồng là một trong những kim loại đầu tiên được con người sử dụng, với các hiện vật bằng đồng có niên đại hơn 10,000 năm. Trong thời kỳ đồ đồng (khoảng 3300 TCN – 1200 TCN), người cổ đại đã khai thác và nung chảy quặng đồng để lấy kim loại nguyên chất. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà (Mesopotamia) và Trung Quốc đều sử dụng đồng để chế tạo vũ khí, công cụ, và trang sức.
Ngoài ra, sau này đồng cũng được khai thác nhiều ở Síp nên được đặt tên là kim loại Síp (cyprium). Về sau mở rộng ra thì được mọi người gọi tắt luôn là cuprium (đây là tên latin của đồng). Bên cạnh đó, đồng còn được biết đến cùng nhiều cái “đầu tiên” như là kim loại đầu tiên được đúc thành khối, kim loại đầu tiên nung chảy từ quặng, kim loại đầu tiên kết hợp với thiếc tạo ra đồng đỏ. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà (Mesopotamia) và Trung Quốc đều sử dụng đồng để chế tạo vũ khí, công cụ, và trang sức.
Trong thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng, đồng tiếp tục được sử dụng để chế tạo các vật dụng gia đình, công cụ nông nghiệp, và đồ trang trí, với kỹ thuật đúc và rèn đồng ngày càng phát triển. Đến thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, đồng trở thành vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp điện tử và viễn thông do tính dẫn điện cao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất dây điện, cáp điện, và các thiết bị điện tử.
Các tính chất của đồng là gì?
Nếu như so với kim loại sắt hay thép, thì kim loại đồng thực sự là không được sử dụng phổ biến rộng rãi bằng. Bởi giá thành có chút cao. Tuy nhiên, khi so sánh về những tính chất, đặc điểm, ưu điểm thì khẳng định là kim loại sắt thép không bao giờ sánh bằng được với đồng. Vậy thì tính chất đặc điểm của đồng là gì? Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần thông tin tiếp theo ngay sau đây nhé.
Tính chất vật lý của đồng
- Tính dẻo
Chỉ với một giọt đồng đã có thể kéo dài đến 2000m hoặc có thể dát mỏng hơn cả tờ giấy. Nói như vậy chắc hẳn bạn cũng hiểu được đồng mềm dẻo đến như nào rồi đúng không? Đây là điều mà kim loại sắt thép không bao giờ làm được. Chính nhờ tính mềm dẻo đó nên đồng được ứng dụng nhiều trong chế tạo dập uốn các sản phẩm theo các hình dạng yêu thích của từng người.
- Tính dẫn điện cao
Trong bảng xếp hạng tính dẫn điện của các kim loại thì đồng được xếp đứng thứ 3. Chỉ sau vàng và bạc. Mà vàng và bạc lại có giá thành rất cao nên trong việc chế tạo các thiết bị dẫn điện thì kim loại đồng luôn là lựa chọn hàng đầu.
Hầu hết tất cả các sản phẩm thiết bị dẫn điện đang được bán trên thị trường đều có lõi được làm từ đồng đỏ. Một số ví dụ điển hình như là: điện cực, bo mạch in, máy tản nhiệt, lò vi sóng, dây điện mạch, chất bán dẫn, microchips,..
- Tính chống ăn mòn
Mặc dù là độ cứng của đồng không được cao cho lắm, nhưng khả năng chống ăn mòn thì không có điểm nào để chê luôn. Tính chống ăn mòn của đồng hoạt động hiệu quả trong mọi môi trường, khí hậu.
- Tính hàn
Trả lời câu hỏi tính chất đặc điểm của đồng là gì thì chắc chắn không thể bỏ qua tính hàn. Bởi đặc tính này đã được các nhà khoa học đánh giá rất cao. Chính vì thế nên đông thường được ứng dụng sử dụng nhiều trong các ngành gia công.
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ đó chính là khi hàm lượng tạp chất, oxy ở trong đồng bị tăng lên bao nhiêu thì tính hàn của đồng cũng bị giảm đi bấy nhiêu.
Tính chất hóa học của đồng
Phản ứng với oxi:
- Ở nhiệt độ thường, đồng phản ứng chậm với oxi trong không khí, tạo thành lớp màng oxit đồng (CuO) màu đen:
- 2Cu+O2→2CuO
- Ở nhiệt độ cao, đồng phản ứng với oxi tạo ra oxit đồng (I) (Cu2O) màu đỏ:
- 4Cu+O2→2Cu2O
Phản ứng với axit:
- Đồng không phản ứng với axit clohidric (HCl) hoặc axit sunfuric loãng (H2SO4 loãng).
- Đồng phản ứng với axit nitric (HNO3) và axit sunfuric đặc (H2SO4 đặc) khi đun nóng, tạo thành muối đồng và giải phóng khí nitơ dioxit (NO2) hoặc lưu huỳnh dioxit (SO2):
- Cu+4HNO3→Cu(NO3)2+2NO2+2H2O
- Cu+2H2SO4→CuSO4+SO2+2H2O
Phản ứng với bazơ:
- Đồng không phản ứng với các dung dịch bazơ kiềm như NaOH, KOH ở điều kiện thường.
Phản ứng với các halogen:
- Đồng phản ứng mạnh với các halogen như clo (Cl2), brom (Br2), tạo thành muối đồng halogenua:
- Cu+Cl2→CuCl2
- 2Cu+Br2→2CuBr
Phản ứng với lưu huỳnh:
- Đồng phản ứng với lưu huỳnh (S) khi đun nóng, tạo thành sulfua đồng (CuS):
- Cu+S→CuS
Khả năng khử:
- Đồng có tính khử yếu hơn so với nhiều kim loại khác như natri (Na), canxi (Ca), nhưng vẫn có khả năng khử một số ion kim loại khác trong dung dịch, ví dụ như bạc (Ag):
- Cu+2AgNO3→Cu(NO3)2+2Ag
Những tính chất hóa học này làm cho đồng trở thành một kim loại quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và đời sống hàng ngày.
Tính chất sinh học
Ngoài những tính chất vật lý và hóa học thú vị, đồng còn có những tính chất sinh học quan trọng giúp duy trì sức khỏe và hoạt động hiệu quả của cơ thể.
Thành phần enzyme: Đồng là yếu tố thiết yếu của nhiều enzyme quan trọng như cytochrome c oxidase, superoxide dismutase (SOD), và tyrosinase.
Tạo máu: Đồng giúp hình thành hemoglobin và protein chứa sắt, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sắt thành dạng hoạt động.
Chức năng miễn dịch: Đồng hỗ trợ sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể.
Mô liên kết: Đồng cần thiết cho tổng hợp collagen và elastin, giúp duy trì độ đàn hồi và sức mạnh của mô liên kết.
Thần kinh và não: Đồng tham gia vào dẫn truyền thần kinh và duy trì chức năng hệ thần kinh trung ương.
Chuyển hóa năng lượng: Đồng đóng vai trò trong chuỗi vận chuyển electron của ti thể.
Chống oxi hóa: Đồng giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do thông qua enzyme SOD.
Tính chất môi trường
Đồng có thể gây hại cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Nước thải chứa đồng có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật trong nước, làm giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Tính thẩm mỹ
Đồng có màu sắc đẹp mắt và thường được dùng để chế tác thành các hình dạng khác nhau, làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho các công trình và trang trí. Bề mặt của đồng, khi được đánh bóng hoặc để tự nhiên, mang lại vẻ đẹp sang trọng và cổ điển, tạo điểm nhấn cho nhiều thiết kế nội thất và kiến trúc.
Vật dụng bằng đồng thường có tỉnh thẩm mỹ cao
Tính truyền âm
Đồng là một vật liệu truyền âm tốt, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị âm thanh và nhạc cụ. Đặc tính dẫn điện cao của đồng giúp tối ưu hóa việc truyền tín hiệu âm thanh mà không bị suy giảm chất lượng. Điều này làm cho đồng trở thành lựa chọn phổ biến cho dây dẫn âm thanh, micro, và các thành phần điện tử khác.
Tính chống tia UV
Đồng có khả năng chống lại tác động của tia cực tím (UV) khá tốt, giúp bảo vệ bề mặt và cấu trúc của các sản phẩm làm từ đồng. Khả năng này giúp đồng bền vững hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ngăn chặn sự phân hủy hoặc hư hỏng do tia UV, và duy trì tính thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm trong thời gian dài.
>>> Những kim loại đồng đã qua chế tạo nhiều thường liên hệ các công ty chuyên thu mua phế liệu. Vậy đâu là địa chỉ thu mua phế liệu giá cao, uy tín trên toàn quốc hãy tham khảo: Cty thu mua phế liệu đồng giá cao Hòa Bình ⭐️ 24/7 ⭐️
Cách đơn giản để nhận biết đồng là gì?
Hiểu được rõ về đồng là gì cũng như những tính chất đặc điểm của đồng rồi thì chắc chắn bạn sẽ nhận biết được kim loại này một cách đơn giản thôi. Có 4 cách nhận biết đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng đó là: sử dụng vật kim loại, sử dụng lửa, nhận biết qua từ tính và nhận biết qua đo mật độ.
- Sử dụng vật kim loại
Sử dụng một chiếc dùi sắt hoặc nếu có máy mài kim loại thì càng tốt. Mài nhẹ lên trên bề mặt của kim loại. Sau khi mài, ban đầu thấy bề mặt bóng loáng, sau đó ngả dần tối xỉn màu thì rất có thể là đồng giả.
Còn nếu càng mài thấy bề mặt càng sáng lên thì chính xác đó là đồng thật. Cách này đơn giản nhưng lại có nhược điểm là chỉ sau khi mua về mới thử được chứ không thể kiểm tra trực tiếp tại cửa hàng được.
- Sử dụng lửa
Đây là cách nhận biết đúng nhất. Vì tính chất của đồng mềm dẻo, chịu nhiệt tốt. Bạn chỉ cần hơ đồng trực tiếp dưới ngọn lửa. Quan sát thấy màu sắc của đồng không bị thay đổi, hình dạng không bị biến đổi thì là đồng thật. Còn nếu khi hơ với lửa một lúc mà bề mặt đã ngả xỉn màu thì là đồng giả, hoặc đã bị pha trộn với những kim loại khác chứ không còn là đồng nguyên chất nữa.
- Nhận biết qua từ tính
Đồng có đặc điểm mang từ tính nhẹ nên khi để nam châm ở gần đồng. Sẽ không có bất cứ hiệu ứng đẩy hay hút nào xảy ra. Còn nếu thả nam châm rơi ở trong ống đồng thì nam châm sẽ rơi chậm hơn bình thường.
- Nhận biết qua đo mật độ
Ngoài những cách trên thì bạn có thể áp dụng cách nhận biết qua đo mật độ đồng. Cách này thì bạn sẽ ứng dụng được ngay khi mua ở quán để biết được đó có phải là đồng thật hay không.
Mật độ của đồng là 8,92gr/ml. Khi cân và chia trọng lượng nếu kết quả chênh lệch quá nhiều với mật độ chính thì tỷ lệ cao đó không phải là đồng thật, đồng nguyên chất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đồng Trắng là gì? Giá bao nhiêu? Đặc điểm & ứng dụng đồng
Ứng dụng của đồng trong cuộc sống
Sở hữu nhiều các đặc điểm vượt trội nên hiện nay các loại đồng đang được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Cụ thể ứng dụng của đồng là gì?
- Đồng đóng vai trò quan trọng trong ngành điện chiếm 65% sản lượng
Kim loại lý tưởng nhất để sử dụng làm dây dẫn điện chính là đồng. Vì tính dẫn điện của đồng được đánh giá cao nhất trong tất cả các kim loại, chỉ đứng sau vàng và bạc. Các dây điện được làm bằng đồng lại tiết kiệm hơn nhiều so với vàng, bạc. Hơn nữa, hiệu quả của dây điện đồng có hiệu quả cao lên đến 99,75%.
- Trong ngành xây dựng đồng chiếm đến 25% tổng sản lượng
Trong các công trình xây dựng, đồng được coi là vật liệu tiêu chuẩn vì tính mềm dẻo rất dễ tạo hình, uốn nắn. Đồng thời còn có khả năng chống ăn mòn ở mức cao, rất phù hợp cho các công trình xây dựng hệ thống phun nước, ống dẫn nước biển, ống thủy lợi, ống dẫn dầu khí,..Ngoài ra, đồng còn có khả năng ức chế các virus, vi khuẩn trong nước đem đến nguồn nước sạch cho người dùng.
Bên cạnh đó, kim loại đồng còn được ứng dụng trong trang trí kiến trúc thẩm mỹ như làm mái nhà, làm khóa cửa, nắm cửa, ly đồng, đèn,..
- Trong ngành giao thông vận tải đồng chiếm 7%
Đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành giao thông vận tải. Là một trong những thành phần quan trọng của các thiết bị như tàu hỏa, máy bay, ô tô, tàu thuyền. Các thành phần có chứa đồng như là ốc vít, đinh vít, dây chuyền thủy lực, dây hệ thống rã đông, phụ kiện xe, hệ thống chống bẻ khóa, hệ thống định vị,..
Riêng trên một chiếc máy bay thì hệ thống các dây điện bằng đồng đã chiếm đến 2% trọng lượng của máy bay rồi.
- Các ngành khác đồng cũng chiếm đến 3%
Ngoài ứng dụng chính trong ngành điện, ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng thì đồng còn được ứng dụng rộng rãi trong tác phẩm nghệ thuật như là tượng nữ thần tự do, trong các dụng cụ thiết bị gia dụng như là máy lạnh, bếp điện,..
Quy trình tái chế đồng được sử dụng hiện nay
Thu gom và phân loại: Đồng được thu gom từ các nguồn khác nhau như dây điện cũ, đồ điện tử hỏng hóc, hay các sản phẩm bị hư hỏng khác. Sau đó, chúng được phân loại để tách ra các thành phần khác nhau.
Tái chế: Có hai phương pháp chính để tái chế đồng:
- Điện phân: Đây là phương pháp chính được sử dụng để tái chế đồng. Đồng tái chế được làm từ các sản phẩm chứa đồng như dây điện hoặc đồ điện tử cũ bằng cách tuyển từ điện phân, trong đó các nguyên tố kim loại được phân tách và tái sử dụng.
- Phương pháp hóa học: Một số trường hợp, đồng có thể được tái chế bằng các phương pháp hóa học như tái chế axit hoặc thuỷ phân.
Xử lý và gia công: Sau khi đồng tái chế đã được sản xuất, nó sẽ được xử lý và gia công thành các sản phẩm mới.
Kiểm tra chất lượng: Tất cả các sản phẩm tái chế đồng đều phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất.
Sử dụng : Cuối cùng, các sản phẩm tái chế đồng được xuất ra thị trường hoặc tái sử dụng, giúp giảm thiểu lượng chất thải và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
Dịch vụ thu mua phế liệu đồng giá cao tại Hòa Bình
Dịch vụ thu mua phế liệu đồng với giá cao tại Phế Liệu Hòa Bình cung cấp dịch vụ thu mua phế liệu đồng chất lượng cao, không ép giá và đảm bảo uy tín. Chúng tôi thu mua đồng từ các nguồn khác nhau như dây điện cũ, đồ điện tử hỏng và các sản phẩm khác với đội ngũ nhân viên tháo dỡ chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/24.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về đồng là gì mà Thu mua Phế Liệu Hòa Bình muốn chia sẻ đến với bạn. Hy vọng rằng có thể giúp cho bạn có được cái nhìn chân thực hơn về sản phẩm kim loại này. Nếu như bạn còn câu hỏi thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này đến với người thân, bạn bè của mình cùng tham khảo nha.
- Hotline: 0933 056 678
- VP: Đường Nữ Dân Công Vĩnh Lộc A Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
- CS1: Đường cao tốc Mỹ Phước Tân vạn Tân Uyên Bình Dương.
- CS2: Quốc Lộ 51 Long thành Đồng Nai
- Email: loc241992@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/phelieuhoabinh