Thiếc là gì? Nguyên liệu này có gì khác so với chì?

Từ lâu, thiếc không còn là một kim loại quá xa lạ đối với đời sống của con người chúng ta. Được sử dụng phổ biến, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề từ các dụng cụ gia dụng hộp, cái bình tưới nước, cái lon,… Như một người bạn thân thiết của con người, vậy thiếc là gì? Thiếc dùng để làm gì? Cùng với Phế liệu Hòa Bình tìm hiểu qua bài viết này, để hiểu hơn về kim loại này nhé!

Tìm hiểu về thiếc

Thiếc là gì?

Trong tiếng Anh, thiếc có tên là Tin, đây được coi là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. Thiếc có ký hiệu hóa học là Sn, với số nguyên tử là 50. Thiếc là một kim loại có khối lượng nguyên tử là 118,69, khối lượng riêng của thiếc là 7,9 g/cm3, nhiệt độ sôi lên đến 2270 độ C, nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232 độ C.

Thiếc là một kim loại có hóa trị III hoặc IV
Thiếc là một kim loại có hóa trị III hoặc IV

Thông thường, thiếc sẽ được xuất hiện dưới dạng các hợp kim, chúng rất khó bị oxi hóa, ngoài ra thiếc còn có thể chống lại sự ăn mòn ở nhiệt độ thường. Chúng ta có thể khai thác để thu thập các thiếc từ quặng cassiterit dưới dạng oxit, với thành phần chủ yếu để tạo ra các đồng thiếc. 

Hóa trị của thiếc là III hoặc IV, tạo thành phần lớn các hợp chất dưới dạng oxit. Có hai dạng hình thù của thiếc là thiếc xám và thiếc trắng, giá thiếc trắng thường sẽ mắc hơn giá của thiếc xám.

>> Cùng chủ đề: Vonfram là gì? Ứng dụng phổ biến của nguyên liệu này

Ký hiệu hoá học của thiếc

Thiếc là kim loại có ký hiệu hóa học là Sn.

Đặc tính của thiếc

  • Tính hoá học

Thiếc là kim loại có tính chất hóa học là tính khử yếu hơn so với các kim loại khác như niken, kẽm,…

Thiếc rất dễ hòa tan trong các axit và bazo, vì vậy thiếc thể hiện tính chất lưỡng tính.

  • Thiếc tác dụng với phi kim: khi cho phản ứng thiếc với oxi ở nhiệt đồ thông thường, thiếc sẽ không bị oxy hoa. Nhưng khi tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thì thiếc sẽ bị oxy hóa tạo thành SnO2.

Sn + O2 → SnO2 .

Thiếc phản ứng với halogen: Sn + 2Cl2 → SnCl4.

  • Thiếc tác dụng với axit

Sn + H2SO4 → SnSO4 + H2.

Sn + H2SO4 (đặc) → SnO2 +2SO2 + 2H2O.

Sn + H2SO4 (lõng) → 4Sn(NO3)3 + NH4NO3 +3H2O.

  • Thiếc phản ứng với kiềm đặc

Sn + NaOH (đặc nguội) → Na(Sn(OH)3) + H2.

  • Tính vật lý

Thiếc là kim loại có màu trắng bạc, có độ kết tinh cao, khá dễ uốn và có thể dát mỏng. Khi bạn dùng một thành thiếc rồi bẻ cong lại, chúng ta sẽ nghe được một âm thanh bị nứt vỏ bởi hiện tượng sóng tinh của các tinh thể. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết thiếc bằng cách cho chúng tác dụng với các dung dịch kiềm, sau đó bạn thấy xuất hiện khí không màu thoát ra.

Thiếc có màu trắng bạc dễ uốn và dát mỏng
Thiếc có màu trắng bạc dễ uốn và dát mỏng
  • Cách để điều chế thiếc

Sau khi thu gom các phế liệu thiếc về chúng ta có thể thực hiện theo phương pháp đó là khử quặng thiếc với cacbon để điều chế thiếc.

SnO2 + 2C → Sn +2CO.

Ngoài ra thiếc có thể trải qua quá trình mạ thiếc, đây là quá trình ,à người chế tạo sẽ tráng 1 lớp thiếc mỏng trên bề mặt các kim loại. Với việc xi mạ thiếc lên bề mặt các kim loại này, chúng sẽ có tác dụng giúp các kim loại chống gỉ sét, sử dụng bền hơn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm xi mạ thiếc rất lâu, không lo lắng chúng bị hư hỏng. Vì thế ở Việt Nam có rất nhiều hình thức mạ được ra đời, bởi có nhiều tiện ích, tiết kiệm tiền bạn, công sức khi sử dụng các sản phẩm từ thiếc.

Quá Trình Khai Thác và Chế Biến Thiếc

Quá trình khai thác và chế biến thiếc bắt đầu bằng việc xác định nguồn cung cấp chính của kim loại này, thường là trong các mỏ chứa cassiterite, một khoáng sản chứa thiếc. Sau đó, quặng thiếc được nghiền thành bột và tiếp theo là quá trình tách bỏ tạp chất  không mong muốn. Sau đó nung ở nhiệt độ cao để tạo ra thiếc nguyên chất.

Để phân lập thiếc từ các kim loại khác, thường sử dụng các phương pháp như electrolysis. Thiếc có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất thiết bị điện tử, nhờ vào khả năng dẫn điện tốt và khả năng chịu nhiệt độ cao. Tuy nhiên, quá trình khai thác và chế biến thiếc cũng mang lại những thách thức môi trường, đòi hỏi sự tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này là quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và đảm bảo an toàn cho người lao động trong ngành công nghiệp này.

Khai thác thiếc dưới biển là một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới
Khai thác thiếc dưới biển là một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới

Ứng dụng của thiếc là gì?

  • Sử dụng thép để tráng lên các bề mặt được làm bằng thép, vỏ để đựng mỹ phẩm, vì thép có khả năng chống lại sự ăn mòn mà còn có tính thẩm mỹ cao. Cực kỳ an toàn cho người sử dụng, bạn không cần quá lo lắng.
  • Chế tạo nên các đồ dùng sử dụng trong gia đình, trang trí nội thất.
  • Thiếc được mạ lên các kim loại, để chống lại sự ăn mòn, giúp các kim loại đẹp hơn, mang tính thẩm mỹ hơn.
Thiếc được ứng dụng sản xuất các lon sữa bò
Thiếc được ứng dụng sản xuất các lon sữa bò

> Xem thêm: Sắt tây là gì? Đặc điểm, ứng dụng & phương thức sản xuất

Tác hại của thiếc với môi trường và con trường

Thiếc khi được khai thác và sử dụng có thể gây ra nhiều tác hại cho môi trường và con người. Dưới đây là một số tác hại chính của thiếc:

  • Ô Nhiễm Nước: Quá trình khai thác và chế biến thiếc có thể dẫn đến rò rỉ và xả thải chứa chất thải kim loại nặng vào nguồn nước, gây ô nhiễm nước.
  • Tác Động Đến Động Vật Nước Ngọt: Thiếc có thể tích tụ trong môi trường nước, ảnh hưởng đến động vật sống trong nước và chuỗi thức ăn.
  • Tác Động Đến Động Vật Biển: Chất thải chứa thiếc có thể ảnh hưởng đến động vật biển và sinh quyển biển, đặc biệt là khi nó được xả ra từ các nhà máy và khu vực sản xuất công nghiệp.
  • Tác Động Đến Đất Đai: Quá trình khai thác có thể gây mất mát đất đai, làm thay đổi cấu trúc đất .
  • Nguy Cơ Đối Với Sức Khỏe Con Người: Tiếp xúc dài hạn với thiếc có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều thiếc như công nghiệp điện tử.
  • Tác Động Đến Hệ Thống Sinh Thái: Thiếc có thể tác động đến các hệ thống sinh thái tự nhiên, làm thay đổi cân bằng sinh thái và gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Để giảm tác hại của thiếc đối với môi trường và con người, các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn là cần thiết trong quá trình khai thác và chế biến thiếc.

Tại Hải Dương xảy ra vụ việc cực kỳ nghiêm trọng liên quan đến thiếc
Tại Hải Dương xảy ra vụ việc cực kỳ nghiêm trọng liên quan đến thiếc

 Chì và thiếc khác nhau như thế nào?

Một số điểm khác nhau giữa chì và thiếc:

  • Thiếc có nhiệt độ nóng chảy là 232 độ C, còn chì thì có nhiệt độ nóng chảy là 327 độ C.
  • Thiếc thường dùng để ứng dụng công nghiệp mạ thép, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế bế đồ hộp, công nghiệp bảo quản thực phẩm. Trong đồ dùng gia dụng, trang trí nội thất.
  •   Còn  chì dùng để làm cầu chì, vật liệu hàn.

Kết luận

Thiếc là một kim loại cực kỳ hữu dụng, được ứng dụng sử dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp từ chế biến đồ hộp, đến các vật dụng dùng để tưới nước. Rồi đến các vật liệu trong trang trí nội thất gia đình, qua bài viết này Phế liệu Hòa Bình, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn thiếc là gì và công dụng chính của vật liệu này.

5/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *