Sắt Tây là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng và sản xuất 2024

Sắt tây là gì? Sắt tay là hợp kim của chất liệu gì? Sắt là một vật liệu gắn liền cùng với cuộc sống hiện đại ngày nay. Trong đó, sắt tây là sắt rẻ tiền có độ bền cực cao và không gây độc hại. Thế nhưng quý vị có biết sắt tây được tạo ra thành rất nhiều hình dạng và từng loại đều có ứng dụng, đặc điểm riêng biệt.

Vậy sắt tây là gì? Hãy cùng Phế Liệu Hòa Bình tìm hiểu cụ thể hơn về vật liệu xây dựng quen thuộc thông qua bài viết sau đây!

Sắt tây
Sắt tây

Sắt tây là gì?

Sắt tây là hợp kim của sắt và thiếc. Khi đó vật liệu sắt được tráng lớp mỏng kim loại thiếc giúp bảo vệ sắt không bị tác động ăn mòn. Vì thiếc là một kim loại khó oxi hóa trong nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mịn và mỏng cũng có công dụng bảo vệ thiếc. Đó là oxit không độc hại, màu trắng bạc rất đẹp.

Nguồn gốc của sắt tây

Cuối thế kỷ 19, hàng hoá được nhập khẩu từ Pháp chuyển về Hà Nội được đựng trong những thùng sắt để tránh bị hư hỏng, vì nó phải vận chuyển qua đường biển. Sau khi nhận hàng, người ta bán vỏ thùng sắt với mức giá rất rẻ.

Một số thợ sắt phố Hàng Thiếc đã mua lại và chế thành nhiều sản phẩm sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như: thùng đựng nước, gáo múc nước, đèn dầu, thùng đựng dầu hỏa và nó bán khá chạy. Do thùng sắt có xuất xứ đến từ Pháp nên người dân gọi là sắt tây

Sắt tây
Sắt được tráng lớp mỏng kim loại

Đặc điểm nổi bật của sắt tây

Để biết được đặc điểm của sắt tây hãy cùng Phế Liệu Hòa Bình khám phá ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này:

Ưu điểm sắt tây

Kim loại này có ưu điểm như:

  • Có thể gia nhiệt và làm lạnh nhanh trong mức độ cho phép.
  • Độ bền cơ học cao.
  • Đảm bảo độ kín, không bị thấm nước.
  • Chống ánh sáng thường như tia cực tím tác động chủ yếu vào thực phẩm.
  • Lớp thiếc có ánh sáng bóng, in được. Lớp vecni bảo vệ lớp in không trầy xước.
  • Gia công dễ dàng, khối lượng cực nhẹ nên thuận lợi khi vận chuyển.

Nhược điểm

Ngoài những ưu việt kể trên, Sắt tây cũng có một số nhược điểm sau:

  • Độ bền hóa học kém và ta không thể nhìn thấy sản phẩm ở bên trong.
  • Chi phí sản xuất cao.
  • Tái sử dụng hạn chế.

Ứng dụng của sắt tây

Vào thế kỷ XIX, sắt tây không những được sử dụng làm dụng cụ ở trong gia đình. Mà chúng được làm đồ chơi dành cho trẻ em mang xu hướng gây nghiện. Đó có thể là máy bay, thỏ đánh trống, bướm có cánh vẫy,… Ngoài ra ứng dụng sắt tây còn được làm tàu thủy.

Đối với thời hiện đại, khi công nghệ khoa học 4.0 ra đời, đồ chơi trẻ em phát triển thì các món đồ thủ công làm bằng loại sắt tây không còn tồn tại. Lý do là vì nó không cạnh tranh nổi nữa. Dần dần, chúng ta lãng quên đi cái tên “sắt tây”.

Thời hiện đại, sắt tây ứng dụng phổ biến để làm bao bì đóng thực phẩm. Vì nó có độ bền cơ học cực cao, không thấm nước, chống ánh sáng, không độc, dùng bảo quản hương vị cho thực phẩm.

Sắt tây
Sắt tây ứng dụng phổ biến

Vật dụng sinh hoạt

Do có màu trắng sáng bắt mắt cũng như độ uốn dẻo tốt, nên Sắt tây được dùng để chế tạo các loại vận dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn, vật liệu được dùng để làm: Đèn dầu, muỗng, thùng đựng dầu hỏa,…

Không những vậy, đây cũng là một vật liệu khá được ưa chuộng trong việc chế tạo đồ chơi như: Máy bay, chú gấu nhỏ xinh, tàu thủy hay thỏ đánh trống….

Tuy nhiên, các món đồ chơi mới lạ theo thời gian đã thay thế đồ chơi làm từ Sắt tây. Vì thế, hiện nay đồ chơi làm từ Sắt tráng Thiếc đã không còn đất dụng võ, phải nhường đường cho sản phẩm nhựa,…

Bao bì thực phẩm

Ngoài ra, Sắt bọc Thiếc còn được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất bao bì thực phẩm. Chúng giúp bảo vệ thực phẩm bên trong tránh tiếp xúc môi trường bên ngoài, đồng thời chống ánh sáng, bảo đảm sự an toàn.

Mặt khác, bao bì thực phẩm làm từ Sắt tráng Thiếc còn có thể làm lạnh được. Do có khối lượng nhẹ, nên chúng ta dễ dàng đem theo bên người. Hơn nữa, độ bền sản phẩm này khá cao và tái chế được cho lần sử dụng sau giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Sắt tây
Sắt tây dùng bảo quản hương vị cho thực phẩm

Phương pháp sản xuất sắt tây

Sản phẩm sắt Tây hay nó còn gọi là sắt tráng thiếc được sản xuất thông qua cách:

  • Bước 1: Nung hỗn hợp đá vôi, than cốc, sắt trong lò cao. Sau đó mang hỗn hợp vào trong lò luyện với nhiệt độ cao cùng khử chân không.
  • Bước 2: Tiếp theo đưa vào lò đúc tiếp liệu. Nguyên liệu này đã được nung lại, trải qua quá trình cắt ép đúng theo tỉ lệ để loại bỏ khuyết tật.
  • Bước 3: Tiếp đến là đưa vào giai đoạn tẩy gỉ đưa vào cán nguội. Vì bước cán nguội làm cho nguyên liệu sắt trở nên cứng cáp và khó tạo hình nên sắt được đưa vào tôi luyện nhằm cải thiện độ dẻo.
  • Bước 4: Làm sạch thép, ủ trong lò kín hoặc ở ngoài trời để đánh bóng bề mặt. Sau đó đưa sắt đi mạ điện, tráng thiếc để tạo ra thành sắt tây.
  • Bước 5: Cuối cùng những sản phẩm đã ra lò được mang đi cắt theo kích thước mà khách hàng yêu cầu.

Sự khác biệt nào giữa sắt tây và các loại sắt khác?

Sắt tây và các loại sắt có nhiều sự khác biệt về thành phần, tính chất và ứng dụng. Sắt tây, còn gọi là tinplate, là thép được phủ một lớp thiếc mỏng. Lớp thiếc này giúp bảo vệ thép khỏi bị oxy hóa và ăn mòn, đồng thời tạo ra bề mặt mịn và sáng bóng. Sắt tây chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp đóng gói thực phẩm, bảo quản đồ uống và sản xuất các sản phẩm gia dụng như nắp lon và hộp đựng thực phẩm, vì lớp thiếc không gây ra phản ứng hóa học với thực phẩm.

Trong khi đó, sắt nguyên chất chỉ chứa sắt và ít tạp chất, có tính mềm, dẻo nhưng dễ bị ăn mòn, do đó ít được sử dụng trong công nghiệp. Thép cacbon, hợp kim của sắt và cacbon, có độ cứng và độ bền cao hơn sắt nguyên chất nhưng vẫn có thể bị ăn mòn. Loại thép này được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng.

Thép không gỉ là hợp kim của kim loại sắt, crom. Loại thép này nổi bật với khả năng chống ăn mòn cao, độ bền và độ cứng tốt, và bề mặt sáng bóng, nên thường được sử dụng trong đồ dùng nhà bếp, thiết bị y tế và các công trình xây dựng. Thép hợp kim, với sự kết hợp của các nguyên tố như nickel và vanadi, làm tăng độ bền, độ cứng, và khả năng chống mài mòn và ăn mòn, làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho sản xuất các chi tiết máy, công cụ và thiết bị công nghiệp.

Sắt tây
Sắt tây là loại dùng phổ biến trong ngành thực phẩm

Giá phế liệu sắt tây và những yếu tố ảnh hưởng đến giá sắt tây

Hiện nay, giá thu mua phế liệu sắt tây dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, loại phế liệu, và đơn vị thu mua. Cụ thể, giá sắt tây phế liệu hiện tại có mức dao động từ 12.000 VNĐ đến 17.500 VNĐ/kg

Giá cả có thể thay đổi theo thời gian và khu vực, nên bạn cần cập nhật thường xuyên thông tin trên Phế Liệu Hòa Bình để có thông tin chính xác nhất.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thu mua phế liệu sắt tây như:

  • Chất lượng và tình trạng phế liệu: Những loại sắt tây có chất lượng tốt, ít rỉ sét và còn nguyên vẹn thường có giá cao hơn. Ngược lại, các loại mà bị hư hỏng nặng, gỉ sét nhiều sẽ có giá thấp hơn.
  • Đơn vị thu mua: Các đơn vị thu mua có uy tín, quy mô lớn thường cung cấp giá thu mua tốt hơn so với các đơn vị nhỏ lẻ. Họ cũng có các dịch vụ thu mua tận nơi, đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng.
  • Nhu cầu thị trường: Giá phế liệu sắt tây cũng bị ảnh hưởng bởi cung cầu trên thị trường. Khi nhu cầu tái chế cao, giá phế liệu cũng sẽ tăng lên cao

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới sản phẩm hiện nay đang được nhiều khách hàng ưa chuộng và tìm hiểu. Hy vọng với thông tin bài viết trên sẽ giúp quý vị có được quyết định thật sáng suốt và đúng đắn.

Nếu còn điều gì băn khoăn hãy truy cập ngay vào website để được nhân viên tư vấn bạn nhé! Phế Liệu Hòa Bình là đơn vị chuyên thu mua phế liệu sắt, đồng, nhôm, chì, vải,….giá cao, tận nhà tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc.

  • Website: https://phelieuhoabinh.com/
  • Hotline: 0933 056 678
  • VP: Đường Nữ Dân Công Vĩnh Lộc A Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
  • CS1: Đường cao tốc Mỹ Phước Tân vạn Tân Uyên Bình Dương.
  • CS2: Quốc Lộ 51 Long thành Đồng Nai
  • Email: loc241992@gmail.com
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *