Rác thải sinh hoạt là gì? Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt?

Kinh tế càng phát triển thì lượng tiêu thụ hàng hóa và rác thải sinh hoạt ra môi trường ngày càng nhiều. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như môi trường sống cho gia đình và các thế hệ tương lai, chúng ta cần biết cách xử lý rác thải trong sinh hoạt đúng cách. Cùng phelieuhoabinh.com tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì và quy trình xử lý rác sinh hoạt nhé!

Rác thải sinh hoạt là gì?

Trước khi khám phá các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả thì bạn cần hiểu định nghĩa cơ bản, rác thải sinh hoạt là gì. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là các loại chất rắn được thải ra ngoài môi trường trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người chúng ta.

Rác thải sinh hoạt là gì? Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt?
Rác thải sinh hoạt là gì? Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt?

Rác bắt nguồn từ hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, khu xử lý chất thải…như bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây hay những đồ vật hư hỏng , không thể sử dụng được nữa…đều được gọi chung là rác thải sinh hoạt. 

>> Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thu mua phế liệu Quận 9 giá cao, uy tín

Các loại rác thải sinh hoạt

Hiện nay rác thải sinh hoạt được chia làm 3 loại cơ bản như sau: rác tái chế, rác vô cơ và rác hữu cơ.

  • Rác tái chế: các loại rác vẫn được tái chế sử dụng lại sau khi bị con người bỏ đi như giấy báo, chai nhựa, túi nhựa hoặc vỏ hộp,…
  • Rác vô cơ: là rác không thể tái chế hay không thể dùng. Với các loại rác này chỉ có thể chôn dưới đất hoặc đốt như túi ni lông, đồ chơi, giấy ăn, vỏ hết, xương động vật,..
  • Rác hữu cơ: loại rác dễ phân hủy như: rau củ, lá cây, thức ăn thừa, hoa quả,…thường sẽ được tận dụng làm phân hữu cơ hoặc làm thức ăn cho động vật.. 
Phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải sinh hoạt

Tác hại của rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước

Hệ sinh thái đa dạng của biển và sông ngòi đang dần mất đi do ảnh hưởng của những loại chất thải lên đời sống của những loài sinh vật. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia giáp biển, đồng thời có hệ thống sông dày đặc. Rất nhiều người dân dựa vào nghề đánh bắt thủy sản hoặc nuôi tôm, cá trên những vùng nước ngọt đang dần cạn kiệt, cá tôm cũng chết rất nhiều ở những môi trường bị ô nhiễm nước.

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước

Gây ô nhiễm bầu không khí

Những loại rác thải sinh hoạt cùng với chất thải công nghiệp cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm bầu không khí. Quy trình xử lý chất thải sinh hoạt sau đó thải trực tiếp ra môi trường đã làm cho không khí ở những khu vực xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, những khu dân cư ở gần khu tập kết rác cũng sẽ bị mùi hôi thối của rác chưa qua xử lý ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Rác có chứa nhiều thành phần chất độc, khi đưa rác ra môi trường bên ngoài mà chưa qua quy trình xử lý khoa học thì các chất độc sẽ xâm nhập vào đất tiêu diệt những sinh vật có ích cho đất như vi sinh vật, loài động vật không xương, giun, nhái, ếch,.. Việc này cũng làm cho môi trường sinh học trong môi trường đất bị giảm mạnh và phát sinh ra thêm nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

Tác động đến sự đa dạng sinh học

Hiện nay thì túi ni lông được dùng rất phổ biến trong đời sống thường ngày. Nhưng chúng lại cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất được. Chính yếu tố này đã tạo thành bức tường ngăn cách trong đất làm giảm mạnh quá trình phân hủy cũng như tổng hợp những chất dinh dưỡng. Từ đó, đất cũng giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất của cây trồng cũng giảm mạnh.

Gây mất mỹ quan

Ngoài việc gây ảnh hưởng đến môi trường thì rác thải sinh hoạt cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan. Việc không thu gom, vận chuyển rác đến nơi xử lý mà vứt lộn xộn, bừa bãi,.. đã làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan.

Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây mất mỹ quan
Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây mất mỹ quan

Nguồn bệnh nguy hiểm

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ở những bãi rác thì lượng vi khuẩn thương hàn tồn tại được 15 ngày, vi khuẩn lỵ thì trong 40 ngày và trứng giun đũa thì lên tới 300 ngày. Các vi trùng gây bệnh phát huy tác dụng thật sự ở những vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại ở những bãi rác có chứa các loài muỗi, ruồi, chuột, gián,…

Ngoài ra, còn có rất nhiều loài ký sinh trùng gây bệnh cho người và lên gia súc. Điển hình là trung gian truyền bệnh như: xoắn trùng gây bệnh sốt vàng da, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, chuột truyền bệnh dịch hạch và ruồi, gián truyền bệnh về đường tiêu hóa,..

Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn?

Không phải ngẫu nhiên mà có quy định cần phân loại rác thải sinh hoạt từ ban đầu. Có một số nguyên nhân như sau: 

  • Thứ nhất, khi tiến hành phân loại rác thải trong sinh hoạt tại nguồn sẽ giúp ngay bản thân người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế đưa rác thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, việc này còn, đơn giản hóa quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, góp phần tái chế và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ cho sản xuất phân bón nông nghiệp hiệu quả. 
  • Thứ hai, khi phân loại chi tiết các loại rác thải  trong sinh hoạt còn giúp giảm 50% lượng rác cần thu gom, vận chuyển. Điều này giảm tối đa việc tổ chức phương tiện, khối lượng rác thải cần thu gom hàng ngày. 
  • Thứ ba, khi phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn còn hỗ trợ xử lý đúng cách giảm tối đa tác động xấu từ rác thải đối với môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước…góp phần tái sử dụng rác hữu cơ ngay tại nguồn phát thải chất lượng cao.
Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn?
Tại sao phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn?

Phân loại rác thải 

Dưới đây là các loại rác thải sinh hoạt phổ biến tại Việt Nam: 

Rác thải vô cơ 

Đó là những loại rác không còn khả năng tái chế hay sử dụng lại được nữa. Cách xử lý rác thải vô cơ là chôn dưới đất hoặc đốt. Rác thải vô cơ gồm: các loại bao bì dùng để bọc bên ngoài hộp chai thực phẩm, các loại túi ni lông, đồ chơi, quần áo, xương động vật, giấy ăn, than, vỏ sò, vỏ hến,…vv được thải ra môi trường hàng ngày. 

Rác thải hữu cơ 

Khác hẳn với rác thải vô cơ, rác thải sinh hoạt còn gồm có rác thải hữu cơ với khả năng phân hủy dễ dàng như các loại rác từ thực phẩm bao gồm: hoa quả, bã trà, bã cafe, rau củ, thức ăn thừa, lá cây,… 

Rác thải sinh hoạt nay là phần bỏ đi của thực phẩm sau khi chế biến, là phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng. Bạn có thể tái chế rác này để làm phân xanh (phân hữu cơ) hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi trong nhà. 

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay 

Tùy vào loại rác thải sinh hoạt để có cách xử lý hiệu quả và đúng cách. Dưới đây là quy trình xử lý rác thải trong sinh hoạt gồm 4 bước như sau: 

  • Bước 1: Bạn tiến hành thu gom rác thải tận nơi.
  • Bước 2: Phân loại chất thải sinh hoạt gồm rác thải rắn và các loại chất thải khác.
  • Bước 3: Bạn tiến hành vận chuyển chất thải sinh hoạt đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc đem đi ép cục.
  • Bước 4: Tiến hành xử lý rác thải sinh hoạt heo quy chuẩn, tái chế rác thải nếu được

Cách xử lý rác thải sinh hoạt an toàn

Chế biến rác thải từ sinh hoạt thành phân compost

Tùy vào quy mô chế biến tập trung hay hộ gia đình để tiến hành chế biến rác sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Quy mô chế biến tập trung: Rác thải được đem đi phân loại chi tiết. Trong đó, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo ra phân vi sinh làm phân bón cây hiệu quả.
  • Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ trong rác thải sinh hoạt được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn các hộ gia đình để bón cây.

Chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh

Sau khi phân loại rác thì bạn chỉ cần đào hố chôn lấp đúng quy định rồi rải thành từng lớp dưới hố, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý nhanh và hạn chế côn trùng).

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay

Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần đảm bảo phải là nơi hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác tốt. Nếu không sẽ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước và đất nơi chôn rác và khu vực xung quanh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thu mua phế liệu Vũng Tàu giá cao, tận nơi

Thiêu đốt rác thải sinh hoạt đúng cách

Để thiêu đốt rác thải thì cần dùng nhiệt độ cao  từ 1.000 đến 1.100 độ C. Cách này làm giảm đáng kể thể tích của chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển và ô nhiễm không khí về lâu dài.

Xử lý bằng công nghệ sinh học

Phương pháp này hiện đang được nhiều nước dùng bởi tính khoa học hiện đại, hiệu quả cao và an toàn. Người dân có thể dùng nó trong gia đình để khử mùi và tăng cường độ phân hủy của những loại rác thải sinh hoạt hữu ích.

Để xử lý rác bằng công nghệ sinh học người ta thường dùng vi sinh vật trong Microbe-Lift OC-IND. Sản phẩm sẽ tạo nên các phản ứng sinh học với những hợp chất tạo mùi hôi trong không khí, giúp phân hủy và diệt tận gốc mùi (gồm nguồn phát sinh và trong không khí), giảm mùi chỉ trong 30 phút.

Dùng vi sinh Microbe-lift OC-IND sẽ giúp phân hủy những thành phần hữu cơ trong rác thải cùng nước thải. Hạn chế sinh ra những hợp chất gây mùi và làm giảm những khí phát sinh gây ăn mòn thiết bị. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp giảm lượng muỗi, ruồi và ấu trùng gây hại trong rác.

Sử dụng lò vi sóng

Xử lý rác thải đã và đang được áp dụng nhiều hiện nay là dùng lò vi sóng. Khi ở nhiệt độ từ 1.000 độ C – 11.000 độ C thì rác thải sinh hoạt sẽ hoàn toàn phân hủy thành tro, rồi được tiến hành chôn lấp xuống dưới lòng đất sâu. Nhưng vì chi phí thiêu rác thải ở những cơ sở, nhà máy uy tín rất cao nên chưa được đầu tư nhiều.

Với cách xử lý này thì có 2 loại lò đốt:

  • Lò đốt có công suất cao dùng năng lượng để thiêu rác thải.
  • Lò đốt có công suất nhỏ nhưng không dùng năng lượng.
Sử dụng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt
Sử dụng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt

Nói chung, bài viết trên đây của phelieuhoabinh đã chia sẻ đến các bạn các loại rác thải sinh hoạt và quy trình xử lý đúng cách. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *