Inox là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của inox

Đánh giá bài viết

Từ xưa đến nay, với những đặc tính vượt trội của mình, inox trở thành nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người. Vậy inox là gì? Thép không gỉ có phải inox không?… Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau.

Inox là gì?

Nhiều người đặt ra câu hỏi: Thép không gỉ có phải inox không? Thực tế là có, vì thực tế inox là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp và hay được gọi là thép không gỉ. Nó là 1 dạng hợp kim của sắt, chứa ít nhất khoảng 10.5% crom, có độ bền vượt trội, ít bị biến màu và ăn mòn.

Inox là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của từng loại
Inox là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của từng loại

Nguồn gốc của Inox

Năm 1913, inox được chuyên gia Harry Brealey người Anh sáng chế với mong muốn ban đầu là chế tạo một loại thép đặc biệt, có khả năng chống mài mòn hiệu quả. Vật liệu này thành công khi ông cắt giảm hàm lượng carbon xuống và tăng lượng crom lên.

Kế thừa sáng kiến của ông Harry, hãng thép Krupp ở Đức cải tiến vật liệu này bằng cách thêm hàm lượng niken vào để chống ăn mòn axit trên loại thép này. Quá trình cải tiến vẫn tiếp tục trong khoảng 1 thế kỷ và đến nay, Inox đã có hơn 100 mác thép khác nhau. 

Ngày nay, inox hay thép không gỉ phổ biến trong ngành luyện kim với những tính chất ưu việt được tạo ra bởi sự nghiên cứu, kết hợp phức tạp các nguyên tố khác nhau theo những tỷ lệ nhất định. Trước khi ứng dụng vào sản xuất, người dùng cần nghiên cứu kỹ thành phần, đặc tính của từng loại để áp vào trường hợp cụ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm: Công ty thu mua phế liệu Vũng Tàu uy tín giá cao

Thành phần của Inox

Inox thành phần là gì? Dưới đây là 1 số nguyên tố chính cấu tạo nên Inox:

  • Sắt: Là nguyên tố chính cấu tạo nên Inox và về bản chất Inox là một loại hợp kim của Sắt.
  • Carbon: Là thành phần phải có của Inox, giúp chống lại sự ăn mòn.
  • Crom: Là thành phần giúp tăng tính chống chịu, chống ăn mòn vì có khả năng tạo ra tính “trơ” cho hợp kim của sắt – Inox.
  • Nikken: Là thành phần quan trọng của nhóm thép không gỉ thuộc loại Austenitic (3XX). Nikken giúp tăng tính dẻo dai, tăng độ bền ngay ở ở nhiệt độ hỗn hợp làm nguội.
  • Mangan: Là thành phần không thể thiếu của nhóm Inox 2XX, thay thế cho Nikken. Với tác dụng chính là giúp hợp kim khử oxi hóa.
  • Molypden: Là một chất phụ gia được cho thêm vào các nhóm Inox có chứa Cr – Fe – Ni để tăng khả năng chống ăn mòn cục bộ, đồng thời chống kẽ nứt.

Phân loại Inox

Phân loại các loại inox
Phân loại các loại inox

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Inox với nhiều tên gọi khác nhau, đôi khi sẽ gây khó hiểu với những câu hỏi như: inox 304 là gì, inox 430 là gì,… Thực chất, mỗi loại đều có đặc tính khác nhau để phù hợp với các loại ứng dụng riêng. Dưới đây là một số nhóm loại chính: 

Austenitic

  • Đây là loại phổ biến nhất. Thuộc dòng này có các mác thép tiêu biểu: SUS 301, 304, 316, 310s,… Trong đó inox 316 là gì? Là mác có khả năng chống ăn mòn cao nhất.
  • Chứa tối thiểu 16% Cr, 7% Ni và chỉ chứa tối đa 0,08% Cr.
  • Đặc tính: Có khả năng chống chịu ăn mòn cao trong phổ nhiệt độ rộng, mềm dẻo, dễ hàn, dễ uốn và không bị nhiễm từ.
  • Ứng dụng: Trong đồ gia dụng, ống công nghiệp, bình chứa, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc,…

Ferritic

  • Là loại thép không gỉ có đặc tính cơ học – lý học tương tự nhưng chống ăn mòn cao hơn thép mềm (thép có hàm lượng C thấp). Một số mác tiêu biểu: SUS 430, 410, 319,…
  • Chứa khoảng 12 – 17% Cr.
  • Ứng dụng: Loại 12 % C4 được dùng nhiều trong kiến trúc. Loại 17% Cr được dùng làm nồi hơi, đồ gia dụng, máy giặt,…

Austenitic – Ferritic

  • Đúng như cái tên, đây là loại thép lai giữa Austenitic và Ferritic, hay còn gọi là Duplex. Một số mác tiêu biểu thuộc dòng này: LDX 2101, SAF 2304, 205, 204,…
  • Kết hợp tính chất của hai loại trên nên có độ mềm, độ dẻo cao.
  • Ứng dụng: Trong ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất giấy, các nhà máy hóa dầu,…

Martensitic

  • Là loại chứa khoảng 11 – 13% Cr, chịu lực tốt, độ bền cao, khả năng chịu ăn mòn tương đối.
  • Ứng dụng: Trong chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao,…

Đặc tính của Inox

Nhìn chung, các loại inox hiện nay đều hội tụ những đặc tính quan trọng sau:

  • Độ mềm dẻo cao, dễ hàn, dễ uốn.
  • Độ cứng và độ bền lớn hơn nhiều so với các kim loại khác.
  • Tốc độ hóa bền khi rèn cao.
  • Độ bền khi nóng vượt trội, khả năng chống chịu ăn mòn lớn.
  • Ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo tuyệt vời.
  • Riêng với dòng Austenitic có phản ứng từ kém.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thu mua đồng dây điện giá cao tận nơi 

Bảng tính chất từng loại Inox

Dưới đây là bảng tính chất từng loại inox khác nhau, nêu ra những đặc điểm nổi trội của loại inox đó. Và là căn cứ để người dùng xác định nhu cầu, mục đích sử dụng của mình phù hợp với loại inox nào.

Bảng tính chất từng loại Inox
Bảng tính chất từng loại Inox

Trên đây là những thông tin để trả lời cơ bản cho câu hỏi Inox là gì, cùng việc phân loại, ứng dụng của từng loại inox khác nhau. Hi vọng cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về loại hợp kim thông dụng này.

Thông Tin Liên Hệ: Phế Liệu Hòa Bình – Chuyên thu mua phế liệu tại Mỹ Phước giá cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *