Chất thải nông nghiệp là gì? Cách xử lý rác thải nông nghiệp hiệu quả

Chất thải nông nghiệp là gì? Rác thải nông nghiệp được phân loại thế nào? Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp phát triển nên việc xử lý rác thải nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ đối với môi trường sống mà còn với sức khỏe của mỗi người dân.

Cùng Phế Liệu Hòa Bình tham khảo một số phương pháp xử lý rác thải trong nông nghiệp hiệu quả nhé!

Chất thải nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp là gì?

Chất thải nông nghiệp là các chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm các chất thải hữu cơ như phân bón, thức ăn thừa, các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học và các chất thải khác từ quá trình chế biến và xử lý sản phẩm nông nghiệp.

Chất thải nông nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật nếu không được xử lý và quản lý đúng cách.

Đó có thể là rơm rạ, lá cây, cỏ khô, vỏ của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ thuốc cỏ hay bao bì phân bón khi người dân trồng trọt và chăn nuôi…các loại rác thải nông nghiệp phổ biến như là phân gia súc, gia cầm, chất thải từ mổ động vật, chế biến hải sản, kim tiêm, vỏ bao bì thuốc tăng trọng,…

Tùy vào thành phần và tác động đến môi trường để có cách xử lý chất thải nông nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Trước khi khám phá những quy trình và biện pháp xử lý rác thải nông nghiệp thì các bạn cùng chúng tôi tham khảo định nghĩa rác thải nông nghiệp là gì. Đây sẽ là kiến thức cơ bản nhất giúp mỗi chúng ta hiểu rõ thêm về các loại rác thải ra đời trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt.

Có thể bạn quan tâm: Thu mua phế liệu Long An giá cao, uy tín tận nơi

Các loại rác thải nông nghiệp

Dưới đây là một số loại rác thải trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam:

Rác thải trồng trọt

Bạn có thể hiểu đó là rác thải được sinh ra môi trường trong hoạt động trồng trọt hàng ngày của người dân. Khi canh tác, thu hoạch mùa màng, cây cối sẽ sinh ra rác thải gồm rơm rạ, lá cây, thân ngô, lá mía, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, bao bì phân bón hay kể cả những sản phẩm rau củ quả từ trồng trọt bị hư hỏng, thối.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 47 triệu tấn lương thực nhưng lượng chất thải nông nghiệp thải ra môi trường lên đến 84,5 triệu tấn. Trong đó, hơn 70% rác thải nông nghiệp chưa được xử lý.

Rác thải chăn nuôi

Ngoài rác thải trồng trọt thì việc xử lý rác thải nông nghiệp hiện nay cần quan tâm là rác thải chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến động vật sẽ cho ra môi trường một lượng rác rất lớn. Đó là hân gia súc gia cầm, bao bì vỏ thuốc kháng sinh cho vật nuôi,…

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi ngày một con gà thải ra khoảng 0,2kg phân, một con trâu, bò thải ra khoảng 15kg phân, và một con lợn thải ra khoảng 1,5kg phân. Từ các hoạt động chăn nuôi ở nước ta mỗi năm, lượng chất thải lên đến hàng trăm triệu tấn.

Tuy nhiên, khâu xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là tập trung, chôn lấp, ủ phân hữu cơ,…

Hiện nay, nhiều bà con nông dân đã tận dụng các loại chất thải chăn nuôi như phân để ủ phân hữu cơ, sử dụng làm phân bón cho cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Chất thải nông nghiệp
Các loại rác thải nông nghiệp

Rác thải nguy hại

Rác thải trong lĩnh vực nông nghiệp còn có những loại nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người bao gồm gây ngộ độc, lây nhiễm, cháy nổ,… Đó là vỏ chai lọ, vỏ bao bì thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh và đặc biệt xác động vật, gia súc, gia cầm và các dụng cụ mổ như kim tiêm, mổ còn dính máu và dịch sinh học từ vật nuôi thải ra ngoài môi trường sống.

Nếu không biết cách xử lý rác thải nông nghiệp dạng nguy hại đúng cách có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tác hại của rác thải nông nghiệp

Hiện nay, ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề khó khăn đối với nhiều quốc gia trên toàn cầu. Dù đã có nhiều chính sách quản lý chất thải được Nhà nước ban hành, nhưng việc xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng rác thải vẫn tràn lan ở nhiều địa điểm như sông, hồ,… và bờ bụi.

Tác hại của rác thải nông nghiệp đến môi trường

Để trả lời đầy đủ và chính xác câu hỏi: Tại sao phải xử lý rác thải thì các bạn cần tham khảo tác hại vô cùng khủng khiếp mà loại rác thải này tác động đến môi trường. Cụ thể như sau:

  • Làm ô nhiễm môi trường không khí: Việc xử lý sai cách chất thải từ gia súc, gia cầm, xác động vật chất, thức ăn thừa khiến cho không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối, khó chịu. Sau mùa màng, người dân đốt rơm rạ để canh tác cũng khiến tăng lượng khí CO2 vào không khí khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng, gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, góp phần làm tăng nguy cơ biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
  • Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, hút những chất gây hại: Khi trồng trọt, người dân dùng những loại hóa chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học làm cho mất đi hệ vi sinh trong đất. Điều này khiến cho đất bị mất đi chất dinh dưỡng vốn có, khiến cho mặt đất khô cằn hơn, việc trồng trọt đạt sản lượng thấp hơn.
  • Làm cho môi trường nước bị ô nhiễm: Thống kê cho thấy, tỷ lệ bám dính hóa chất trên các bao bì trung bình là 1,95% vì thế khi cho vỏ bao bì vào nước sẽ khiến cho nguồn nước ở đó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải nông nghiệp sai cách như chất thải từ các lò mổ gia súc, gia cầm … cũng sẽ cho môi trường nước ở xung quanh khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người: Khi không biết cách xử lý rác thải từ trồng trọt, chăn nuôi hay nguy hại thì người bị tác động đầu tiên chính là người chăn nuôi, trồng trọt, người làm nghề giết mổ, chế biến động vật…

Khi sử dụng các loại thực phẩm, thịt động vật có thành phần thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, tăng trọng…sẽ khiến cơ thể tích tụ chất độc hại gây ngộ độc và các bệnh nguy hiểm khác, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, việc xử lý rác thải hay quy trình xử lý rác thải nhựa đúng cách rất quan trọng.

Rác thải nông nghiệp
Tác hại của rác thải nông nghiệp đến môi trường

Tác hai của chất thải nông nghiệp đến sức khỏe con người

Nếu chúng ta tiêu thụ những thực phẩm không được tẩy rửa sạch như rau củ quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép, hoặc thịt đã được tiêm thuốc tăng trọng và thuốc kháng sinh, theo thời gian, các hợp chất độc hại này sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta. Điều này có thể gây ra các bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch và nguy cơ mắc ung thư.

Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ kỹ trong việc lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Chúng ta nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ hoặc không sử dụng hóa chất độc hại. Đồng thời, cần tăng cường kiến thức và nhận thức về an toàn thực phẩm để có thể đưa ra những quyết định thông minh khi mua sắm và tiêu dùng. Bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của chúng ta và việc chọn lựa thực phẩm là một phần quan trọng trong quá trình đó.

Có thể bạn quan tâm: Gía thu mua phế liệu sắt cập nhật mới nhất ngay hôm nay

Phương pháp xử lý rác thải trong nông nghiệp

Dưới đây là một số cách mà lò xử lý rác thải trong lĩnh vực nông nghiệp đang áp dụng hiệu quả:

  • Xử lý rác thải nông nghiệp bằng công nghệ biogas: Từ quá trình phân hủy kị khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của vi sinh vật sẽ sinh ra khí biogas. Khí này dùng để đun nấu và thắp sáng, phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tùy dung tích và loại hầm, chi phí xử lý rác thải kiểu này dao động từ .5-15 triệu.
  • Xử lý rác thải nông nghiệp bằng giun quế: Dùng phân chuồng, rau quả thải bỏ để tạo ra phân bón cho cây và thức ăn cho động vật từ giun quế.
  • Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng năng lượng tái tạo và sinh khối: Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng sinh khối: Bạn chỉ cần cho rơm, rạ, xơ dừa, mía vào máy băm chặt…Sau đó bạn dùng máy sấy để sấy khô. Cuối cùng bạn chỉ cần cho lượng đã sấy khô đó vào bếp khí hóa, từ đó tạo ra nhiệt lượng. Người dân có thể nấu nướng hoặc tạo ra phân bón cho cây trồng từ cách này.

Nói chung, trên đây là một số cách xử lý rác thải nông nghiệp cơ bản đang áp dụng ở Việt Nam. Hy vọng bài viết của Cơ sở thu mua phế liệu Hòa Bình đã giúp ích cho các bạn!

5/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *