Đường Nữ Dân Công, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh Tìm kiếm

Thuỷ tinh là gì? Tính chất của thuỷ tinh giúp ích cho cuộc sống

Người đăng: Hoàng Lộc - 30/01/2023
Rate this post

Bên cạnh nhựa thì thủy tinh được xem là nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong gia đình bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được định nghĩa thủy tinh là gì, thành phần gồm những gì và phân loại ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đâ cùng phelieuhoabinh.com nhé!

Thuỷ tinh là gì?

Điều đầu tiên các bạn cần biết thủy tinh là gì. Người ta thường gọi thủy tinh với tên thường gọi là kính, kiểng. Bạn có thể hiểu đó là một chất rắn vô định hình đồng nhất.

Công thức hóa học của thủy tinh là SiO2. Thủy tinh có gốc silicat, thường có màu trong suốt và được pha trộn thêm các tạp chất để có được tính chất như ý muốn của người tiêu dùng. Vì thế mới có cụm từ cát thủy tinh xuất hiện.

Thuỷ tinh là gì? Những tính chất đặc biệt của thuỷ tinh giúp ích cho cuộc sống
Thuỷ tinh là gì? Những tính chất đặc biệt của thuỷ tinh giúp ích cho cuộc sống

Ngoài việc tìm hiểu thủy tinh là gì thì bạn cũng nên hiểu thủy tinh có tính chất gì. Cụ thể như sau:  

  • Thủy tinh là chất rắn không màu, trong suốt, không gỉ theo thời gian sử dụng.
  • So với kim loại thì thủy tinh cứng hơn nhưng lại dễ vỡ khi va chạm mạnh.
  • Do điện trở suất cao nên thủy tinh không dẫn điện, có khả năng cách điện tốt.
  • Không cháy, độ chống ẩm rất cao, không bị ăn mòn với nhiều loại axit mạnh khác (trừ axit hydro florua).
  • Có màu trong suốt, dễ dàng cho ánh sáng truyền qua. Tuy vậy, tùy thuộc vào tỉ lệ giữa thủy tinh nguyên chất và tạp chất pha trộn trong quá trình sản xuất mà khả năng truyền ánh sáng sẽ khác nhau.
  • Không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Theo đó, silicat là nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao ở 2000 độ C. Người ta sẽ bổ sung các chất khác để giảm nhiệt độ nóng chảy xuống còn khoảng 1000 độ C.

Có thể bạn quan tâm: Thu mua phế liệu Long An giá cao, uy tín tận nơi

Thuỷ tinh được sản xuất như nào?

Qua phần này bạn đã hiểu thủy tinh là gì một cách cơ bản nhất. Cùng chúng tôi khám phá các bước sản xuất thủy tinh thủ công và hiện đại nhé!

Quy trình sản xuất thủy tinh thủ công

Cách được các gia đình, làng nghề sử dụng lâu nay. Thời gian sản xuất lâu, cầu kỳ …cho ra đời sản phẩm làm từ thủy tinh có tính trang trí với số lượng hạn chế. 

Quy trình sản xuất thủy tinh thủ công bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Sàng lọc nguyên liệu làm thủy tinh (chủ yếu là cát trắng). Bước này làm càng cẩn thận thì thành phẩm càng đẹp và chất lượng.
  • Bước 2: Nấu thủy tinh trong lò đun bằng than trong 10 tiếng với nhiệt độ khoảng 2000 độ C.
  • Bước 3: Làm nguội thủy tinh bằng nước và xoay ống để thủy tinh tròn đều. Bước này đòi hỏi người thổi thủy tinh phải có sức khỏe tốt để xoay ống thổi liên tục.
  • Bước 4: Bắt đầu tạo hình cho thủy tinh, làm nguội sản phẩm.
  • Bước 5: Kiểm tra, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm và đưa ra thị trường.

    Thuỷ tinh được sản xuất như nào?
    Thuỷ tinh được sản xuất như nào?

Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại

Khi biết thủy tinh là gì thì bạn có thể hiểu ứng dụng của sản phẩm này rất lớn, không chỉ trong đời sống mà còn trong sản xuất công nghiệp. Nhằm cung cấp sản phẩm hàng loạt có số lượng lớn, liên tục, quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại đã ra đời.

Ưu điểm của quy trình sản xuất hiện đại này là sản xuất đồng đều, nhanh chóng, giảm nhân công, chi phí…Các bước sản xuất thủy tinh hiện đại gồm: 

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (nguyên liệu thô, các loại phụ da và thủy tinh tái chế)
  • Bước 2: Gia công nguyên liệu làm thủy tinh.
  • Bước 3: Phối liệu.
  • Bước 4: Nấu thủy tinh.
  • Bước 5: Tạo hình sản phẩm.
  • Bước 6: Ủ thủy tinh, xử lý nhiệt.
  • Bước 7: Kiểm tra chất lượng.
  • Bước 8: Hoàn thiện sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bảng giá thu mua phế liệu mới nhất hôm nay

Phân loại thuỷ tinh 

Thuỷ tinh thông thường 

Loại thủy tinh thông thường được dùng để sản xuất nên những sản phẩm phổ biến hàng ngày như chén thủy tinh, đĩa thủy tinh, chai, lọ thủy tinh… với giá thành rẻ.

Sản phẩm này ít bám mùi, dễ chùi rửa. Tuy nhiên, không có khả năng chịu nhiệt nên chỉ dùng trong ăn uống, sinh hoạt và không dùng cho việc nấu nướng ở nhiệt độ cao.

Thuỷ tinh cường lực 

Từ quy trình sản xuất thủy tinh là gì thông thường được thêm bước đun nóng đến 630 độ C rồi làm lạnh đột ngột tạo nên thủy tinh cường lực.

So với thủy tinh thông thường, sản phẩm thủy tinh cường lực có độ rắn chắc cao cùng khả năng chịu nhiệt ở mức tương đối tốt. Bởi vậy, họ ứng dụng để sản xuất nên các đồ vật dùng trong công trình trang trí nội thất như cửa kính, bồn tắm…có độ bền cao và giá thành đắt hơn.

Thuỷ tinh chịu nhiệt

Thủy tinh chịu nhiệt là sản phẩm được đun nóng đến 1000 độ C rồi làm nguội một cách từ từ kết hợp với nguyên liệu chịu nhiệt có tên là Borosilicate. Loại thủy tinh này có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 400 độ C. 

Bên cạnh đó, sản phẩm chịu được sự biến chuyển nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng (gọi là sốc nhiệt). Bởi vậy, giá thành cao hơn và độ bền cũng đảm bảo nhất trong các loại thủy tinh hiện nay. Người ta ứng dụng sản xuất ra nồi thủy tinh, chảo thủy tinh, hộp thủy tinh… chất lượng cao.

Phân loại thuỷ tinh theo tính chất
Phân loại thuỷ tinh theo tính chất

Ứng dụng thuỷ tinh trong cuộc sống

Để biết thủy tinh thường sử dụng để làm gì thì các bạn có thể tham khảo ứng dụng bao gồm: 

  • Trong lĩnh vực y tế: Thủy tinh dùng để sản xuất và chế tạo các loại ống nghiệm, mặt kính hiển vi, máy kiểm mẫu, các linh kiện khác.
  • Trong lĩnh vực trang trí nội thất: Thủy tinh dùng để làm ra các loại đèn chùm, đèn treo tường, đèn trang trí… 
  • Trong công nghiệp thực phẩm: Thủy tinh được dùng để sản xuất các loại hộp đựng thực phẩm, chén cơm, chai lọ, ly thủy tinh uống nước…
  • Trong lĩnh vực mỹ phẩm: Thủy tinh dùng để sản xuất các chai lọ đựng mỹ phẩm như nước hoa, kem dưỡng da, toner… 
  • Trong lĩnh vực đời sống khác: Thủy tinh dùng làm chén bát, tô, linh kiện điện tử, kính cửa sổ, đèn điện… và rất nhiều sản phẩm hữu dụng khác.

Nói chung, bài viết đã chia sẻ giúp các bạn hiểu thủy tinh là gì, có cấu tạo ra sao, phân loại như thế nào và ứng dụng gì trong đời sống. Hy vọng bài viết của phelieuhoabinh.com đã giúp ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *