Lợi ích tái chế giấy và quy trình sản xuất giấy tái chế

Sử dụng giấy tái chế là một trong những phương pháp tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Vậy giấy tái giấy là gì, có những loại giấy nào có thể tái chế và quy trình sản xuất chúng như thế nào? Hãy cùng Phế liệu Hòa Bình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giấy tái chế là gì?

Giấy tái chế là loại giấy đã được qua tái chế thành giấy một lần nữa, nói một cách dễ hiểu là tái chế đồ cũ thành đồ mới. Giấy sau khi đã qua sử dụng sẽ được thu về, sau đó trải qua nhiều công đoạn như chọn lọc, loại bỏ tạp chất, tẩy mực,… kết hợp thêm nhiều một số thành phần khác để tạo thành kiểu giấy mới, được dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thu mua phế liệu uy tín

Quy trình tái chế giấy được diễn ra như thế nào?

Chắc hẳn sẽ rất nhiều người tò mò về cách tái chế giấy sẽ diễn ra theo quy trình như thế nào phải không nào? Hãy cùng Phế liệu Hòa Bình tìm hiểu chi tiết từng bước trong quy trình tái chế giấy trong công nghiệp, cụ thể:

Quy trình tái chế giấy trong công nghiệp

  • Thu gom và chọn lọc giấy phế liệu

Công đoạn đầu tiên đó chính là chọn lọc những loại giấy sạch, không bị lẫn tạp chất, chất bẩn, nhựa, kim loại,…vì chúng sẽ gây khó khăn trong quá trình tái chế. Nếu lẫn quá nhiều chất bẩn sẽ không thể tái chế, mà chỉ có thế chế biến thành phân bón hoặc tận dụng nhiệt lượng bằng quá trình đốt.

  • Tạo bột giấy và khử mực

Sau khi hoàn tất công đoạn chọn lọc và thu gom giấy phế liệu sẽ đem chúng tới nhà máy tái chế.. Giấy phế liệu sẽ được cắt thành những mảnh vụn nhỏ và đánh tơi cho tới khi tạo thành hỗn hảo bột dẻo.

Hỗn hợp đó sẽ được đưa đến lỗ, rãnh để sàng lọc để loại bỏ những tạp chất bên trong như nilon, băng keo…Sau đó sẽ được đem đi tẩy sạch và tẩy mực để loại bỏ mực và keo dính. Để tách mực in và băng dính ra khỏi bột, người ta thường dùng xà phòng sục vào bột.

  • Tẩy màu và làm trắng giấy

Trong quá trình nghiền, bột giấy sẽ được nhồi đập để làm xơ sợi bông lên, chuẩn bị cho việc xeo giấy. Nếu trong bột có nhiều xơ sợi lớn phải tiến hành tách chúng ra, hoặc trong trường hợp có màu trong giấy thì phải xử lý bằng cách loại chất tẩy hóa học như hydrogen peroxide, chlorine dioxide hay oxygen.

  • Xeo giấy

Đây là khẩu cực kỳ quan trọng trong quy trình tái chế giấy. Bột đem trộn với nước, chao hỗn hợp đó bằng khuôn lưới và lắc nhẹ để thoát hơi nước. Lúc này bột giấy sẽ đọng lại trên màng lưới và di chuyển qua một loại trục ép vắt kiệt nước ra trước khi đem phơi chúng.

6 Lợi ích tuyệt vời từ tái chế giấy

Cũng như tái chế rác thải, tái chế giấy mang tới rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta, cụ thể như:

  • Hạn chế khai thác rừng

Như chúng ta đã biết, giấy được làm từ nguyên liệu chính là Gỗ. Khi nhu cầu sử dụng giấy tăng cao đồng nghĩa với việc nguyên liệu gỗ càng phải khai thác nhiều, điều này dẫn tới tình trạng cạn kiệt tài nguyên xanh. Vì vậy, tái chế giấy là phương pháp hiệu quả để hạn chế khai thác rừng một cách tối ưu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

  • Giảm lượng khí thải CO2

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hàng ngày sẽ thải ra nhiều khí CO2, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng môi trường. Cây xanh có vai trò cực kỳ quan trong trọng điều hòa không khí, giảm lượng khí thải CO2 và nhả ra khí O2. Chính vì thế việc tái chế giấy sẽ giúp giảm số lượng gỗ bị khai thác, bảo tồn tài nguyên rừng, từ đó sẽ làm giảm khí CO2 một cách hiệu quả.

  • Giảm thiểu chất rắn thải ra môi trường

Theo nghiên cứu cho thấy, giấy là một loại chất thải rắn có thể tái chế được tới 6 lần sau khi đem xử lý để đốt hoặc chôn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên rừng mà còn tiết kiệm được diện tích dùng để chôn lấp giấy.

  • Tiết kiệm năng lượng

Quá trình sản xuất giấy trải qua rất nhiều công đoạn, tốn nhiều nhiên liệu cũng như năng lượng. Chính vì thế, tái chế giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với quy trình sản xuất mới hoàn toàn.

  • Tránh lãng phí, tạo ra những sản phẩm tái chế

Thay vì xử lý giấy, bạn có thể tạo ra những sản phẩm tái chế từ giấy cực kỳ thú vị như đồ chơi, kệ sách, kệ dép, hộp bút,…vừa tránh lãng phí lại vừa có thể sử dụng chúng vào nhiều mục đích khác nhau vô cùng tiện lợi.

Các loại giấy có thể tái chế

Không phải tất cả các loại giấy bạn có thể dùng để tái chế được, nhưng hầu hết là có thể. Những loại giấy được sử dụng trong quy trình tái chế giấy có thể kể đến là:

  • Tái chế lõi giấy vệ sinh

Nhiều người có thói quen vứt lõi giấy cứng đi, tuy nhiên bạn có biết chỉ với chiếc lõi giấy đó bạn có thể “chế” được vô số thứ với rất nhiều công dụng thú vị trong cuộc sống đấy.

  • Tái chế giấy vở

Đây cũng là nguyên liệu thường được dùng để tái chế giấy. Sách vở học tập hàng ngày sau khi được tái chế sẽ trở thành những sản phẩm sáng tạo từ giấy rất hữu ích.

  • Tái chế giấy báo

Đây là loại giấy mà qua quá trình tái chế giấy sẽ mang tới rất những vật dụng hữu ích.

Ngoài ra, có thể tái chế từ các thùng hoặc bìa cứng cũ, các loại giấy dùng trong văn như notepad, tập sách, tờ rơi, phong bì, tiêu đề thư,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bảng giá phế liệu nhôm mới nhất hôm nay.

Giấy tái chế tạo ra sản phẩm nào?

Thông thường, sau khi đem tái chế sẽ tạo thành các thành phẩm như giấy hoặc giấy bìa. Bên cạnh đó, bột giấy qua quá trình tái chế có thể tạo ra các sản phẩm: túi giấy tái chế, hộp giấy tái chế, ly giấy tái chế, tái chế hộp giấy, làm vách tường và mái nhà hoặc trang phục tái chế từ giấy báo.

Tóm lại, thông qua việc tái chế giấy, chúng ta vừa góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, vừa có thể tạo ra những sản phẩm đa năng trong cuộc sống. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về quy trình tái chế giấy cũng như giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc làm này.

  • Website: https://phelieuhoabinh.com/
  • Hotline: 0933 056 678
  • VP: Đường Nữ Dân Công Vĩnh Lộc A Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
  • CS1: Đường cao tốc Mỹ Phước Tân vạn Tân Uyên Bình Dương.
  • CS2: Quốc Lộ 51 Long thành Đồng Nai
  • Email: loc241992@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/phelieuhoabinh
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *