Theo thống kê hơn 80% sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày được làm từ nguyên liệu là nhựa. Vậy nhựa nguyên sinh là gì? Làm sao để phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế chính xác. Cùng khám phá những thông tin chi tiết này trong bài viết dưới đây nhé!
Nhựa nguyên sinh là gì?
Thông tin cơ bản đầu tiên mà các bạn cần biết chính là định nghĩa nhựa nguyên sinh là gì. Theo các chuyên gia nhựa nguyên sinh hay còn gọi là nhựa primary chính là một loại nhựa được sản xuất từ dầu mỏ có độ tinh khiết rất cao, được đánh giá là nhựa nguyên chất tương tự như vàng 4 số 9.
Nhựa nguyên sinh thường có màu trắng trong tự nhiên. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng nên nhà sản xuất đã trộn thêm hạt màu để tạo ra màu sắc hấp dẫn như hồng, xanh, đỏ… rất bắt mắt.
Nói về độ thẩm mỹ và an toàn cho sức khỏe thì nhựa nguyên sinh được đánh giá cao. Thành phần của nhựa này là nguyên chất, không pha tạp chất nên sở hữu những tính chất nổi bật gồm:
- Nhựa có độ bền và tính đàn hồi cao nên tính đàn hồi tốt, dễ dàng gia công tạo sản phẩm. Nhựa nguyên sinh có thể chịu được độ cong vênh, áp lực tốt hơn các loại nhựa tái chế trên thị trường.
- Các sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh luôn có bề mặt căng bóng, nhẵn mịn và màu sắc sáng bóng, đảm bảo có tính thẩm mỹ cao…. Vì thế, khi so sánh nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế thì nhựa nguyên sinh vẫn được đánh giá cao hơn về độ bền, tính thẩm mỹ và an toàn đối với sức khỏe người dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thu mua phế liệu đồng uy tín giá cao
Phân biệt nhựa nguyên sinh và nhà nhựa tái chế
Sau khi các bạn đã nắm được cơ bản định nghĩa nhựa nguyên sinh là gì thì có thể tìm hiểu về cách phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế ở phần tiếp theo của bài viết.
- Cách 1: Bạn có thể phân biệt 2 loại nhựa này bằng mắt thường. Trong đó, nhựa nguyên sinh được sản xuất hoàn toàn nguyên chất nên sẽ có màu trắng sáng, bóng mịn hơn so với nhựa tài chế. Nhựa tài chế sẽ có màu đục, không trắng sáng, không bóng mịn do đã có nhiều thành phần tạp chất.
- Cách 2: Bạn cũng có thể phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế bằng cách cầm nắm thấy nhựa tái chế có cảm giác cưng còn nhựa nguyên sinh mềm dẻo hơn nhiều.
- Cách 3: Về giá cả trên thị trường. Nhựa nguyên sinh cũng được bán với giá cao hơn so với các loại nhựa tái sinh hiện nay.
- Cách 4: Về ứng dụng thì nhựa nguyên sinh thường được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm yêu cầu về an toàn cũng như kỹ thuật cao như: linh kiện điện tử, linh kiện cho ô tô xe máy, các vật dụng y tế như: ống tiêm, hoặc các vật dụng dùng trong nhà bếp dùng để đựng và bảo quản thực phẩm. Còn nhựa tái chế thường được sử dụng để sản xuất ống thoát nước, đồ gia dụng, can nhựa, các sản phẩm giả gỗ…
Ứng dụng của nhựa nguyên sinh trong đời sống hiện nay
Với đặc tính mềm dẻo, có màu sắc trắng bóng mịn và độ bền cao, nhựa nguyên sinh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để trả lời cho câu hỏi hạt nhựa nguyên sinh để làm gì, các bạn hãy tham khảo những ứng dụng bao gồm:
- Trong lĩnh vực y tế: Người ta dùng nhựa này để sản xuất các thùng chứa, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị nha khoa, ống tai…
- Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay: Người ta dùng nhựa nguyên sinh để làm đèn chiếu sáng, bảng điều khiển cửa bảo vệ,…
- Trong lĩnh vực sản xuất máy móc và đồ điện tử: Người ta dùng để chế tạo vỏ hộp, bánh răng, khung chịu lực, vỏ điện thoại di động, laptop, đường dây điện…
- Trong lĩnh vực thực phẩm: Ứng dụng nhựa nguyên sinh để làm bao bì đựng thực phẩm như chai nước, bình nước, hộp nhựa nguyên sinh đựng cơm, khay nhựa, bao đựng bánh kẹo…
- Trong lĩnh vực sản xuất các vật dụng khác: Nhà sản xuất sử dụng để làm đồ chơi trẻ em, bình sữa trẻ em, ghế nhựa, vali, kệ để giày dép…với độ bền cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật bảng giá thu mua phế liệu sắt mới nhất hôm nay
Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh hiện đại
Để cho ra đời nhựa nguyên sinh đẹp, độ bền cao, dẻo và trắng sáng thì nhà sản xuất cần trải qua những giai đoạn liền mạch và hiện đại. Hiện nay, quy trình cơ bản bao gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Hydrocacbon được làm nóng chảy thông qua quá trình cracking để phân hủy thành propylen và Ethylene.
- Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành quá trình cracking, các hợp chất có khối lượng phân tử thấp sẽ trải qua giai đoạn trùng hợp. Khi hoàn tất, nhựa polymer sẽ được tạo ra. Đồng thời, ở bước này, nhà sản xuất nhựa nguyên sinh sẽ thêm vào hạt nhựa một số chất phụ gia bao gồm: chất nhuộm màu, chất dẻo và chất chống cháy.
- Giai đoạn 3: Styrene và Polyvinyl Chloride là 2 hợp chất cuối cùng để tạo ra hạt nhựa nguyên sinh.
Đây là quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh cơ bản nhất mà các nhà sản xuất đang áp dụng.
Như vậy, bài viết của phelieuhoabinh đã chia sẻ đầy đủ thông tin về nhựa nguyên sinh. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho độc giả quan tâm đến vấn đề này.
- Website: https://phelieuhoabinh.com/
- Hotline: 0933 056 678
- VP: Đường Nữ Dân Công Vĩnh Lộc A Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
- CS1: Đường cao tốc Mỹ Phước Tân vạn Tân Uyên Bình Dương.
- CS2: Quốc Lộ 51 Long thành Đồng Nai
- Email: loc241992@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/phelieuhoabinh