Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của ngành công nghệ và điện tử, sản xuất các thiết bị điện đã tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng và thay thế nhanh chóng các sản phẩm điện tử đã tạo ra một vấn đề nghiêm trọng khi chúng trở thành những nguồn rác lớn và gây ô nhiễm môi trường. Gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con người. Hãy cùng Phế Liệu Hòa Bình tìm hiểu thông tin bãi rác điện tử lớn nhất thế giới nhé!

Rác điện tử là gì? Bãi rác điện tử chứa những gì
Rác điện tử, còn được gọi là e-waste, là thuật ngữ dùng để chỉ các loại thiết bị điện tử đã bị vứt bỏ hoặc thu gom lại sau khi không còn sử dụng được hoặc bị hỏng. Bãi rác điện tử là nơi tập hợp rác điện tử đã bị vứt bỏ hoặc thu gom lại. Đây là nơi tập trung các thiết bị điện tử không còn sử dụng được hoặc bị hỏng, bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, đèn LED và nhiều sản phẩm điện tử khác.
Mỗi năm, hàng chục triệu tấn các thiết bị điện tử bị loại bỏ và chúng biến thành những nguồn rác khổng lồ. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rác điện tử chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân và các hợp chất có khả năng gây ung thư, khi không được xử lý đúng cách, chúng gây ra nguy hiểm cho con người.

Những bãi rác điện tử lớn nhất thế giới
Các bãi rác điện tử lớn nhất thế giới là Guiyu – Trung Quốc, Pakistan, Agbogbloshie, Ghana, Bangladesh, Ấn Độ, Nigeria.
Guiyu – Trung Quốc

Bãi rác điện tử Guiyu, tọa lạc tại thị trấn Guiyu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nơi đây được biết đến như là trung tâm xử lý rác thải điện tử lớn nhất của Trung Quốc và cả thế giới. Với tổng diện tích hoạt động khoảng 708.000 m², bãi rác này xử lý trung bình khoảng 10,78 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm.
Guiyu là nơi tập kết khoảng 70% tổng số rác thải điện tử ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Khi đến Guiyu chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người lao động ngồi ở vỉa hè ngoài nhà xưởng và dùng búa, khoan tháo dỡ các bộ phận, thiết bị gia dụng.
Ở Guiyu, có khoảng 80% hộ gia đình tham gia vào việc tháo dỡ các thiết bị điện tử đã qua sử dụng để tái chế phần cứng và nhựa. Với dân số 150.000 người, ước tính có tới 120.000 người làm việc trong ngành xử lý rác thải điện tử. Ngoài ra, khoảng 200.000 lao động nhập cư cũng góp phần vào “ngành công nghiệp rác thải điện tử” tại đây.
Chất thải điện tử chứa nhiều kim loại quý có thể được chiết xuất, tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị cao. Ví dụ, mỗi tấn điện thoại di động đã qua sử dụng có thể chứa khoảng 200g vàng. Với khối lượng rác thải điện tử được xử lý trung bình mỗi năm tại Guiyu, lượng vàng chiết xuất được có thể lên tới hơn 2.000 tấn.
Pakistan
Có hơn 500.000 chiếc máy tính đã qua sử dụng được gửi tới Pakistan trên mỗi năm. Ở đây có chất thải điện phần lớn là từ Singapore, Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu. Trong con số 500.000 chiếc máy tính đó thì chỉ có khoảng từ 15 đến 40% là có thể sử dụng được. Phần còn lại thì được phụ nữ và trẻ em tái chế bằng những cách thủ công và sử dụng ít đồ bảo hộ.
Rác thải điện tử chứa nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân và các hợp chất có khả năng gây ung thư. Khi không được xử lý đúng cách, các chất này có thể ngấm vào đất và nước ngầm, gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.
Công nhân tại đây thường phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, thiếu thiết bị bảo hộ và tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại. Điều này làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe.

Agbogbloshie, Ghana

Bãi rác điện tử Agbogbloshie, nằm ngay giữa thủ đô Accra của Cộng hòa Ghana là một trong những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất và gây tác động lớn đến sức khỏe con người
Agbogbloshie đã trở thành nghĩa địa rác điện tử lớn nhất thế giới trong gần một thập kỷ qua. Hàng nghìn tấn rác thải điện tử từ khắp nơi trên thế giới được chuyển về đây như các thiết bị điện tử đã qua sử dụng như điện thoại, máy tính, và các thiết bị gia dụng khác, xuất hiện ở mọi ngóc ngách của bãi rác.
Mặc dù là một điểm ô nhiễm nghiêm trọng, Agbogbloshie lại là nơi làm việc cho nhiều người nghèo. Người dây tại đây thường xuyên tìm kiếm lõi dây đồng từ rác thải điện tử. Họ thường phải làm việc mà không có dụng cụ chuyên dụng hay đồ bảo hộ, chỉ dùng búa hoặc đá để đập vỡ các màn hình điện thoại, máy tính, và tivi để lấy các vật liệu có thể tái sử dụng được bên trong.
Bangladesh

Bangladesh nhận hàng nghìn tấn rác thải điện tử mỗi năm từ các quốc gia phát triển. Dhaka, thủ đô của Bangladesh, là một trong những trung tâm chính của hoạt động xử lý và tái chế rác thải điện tử. Có đến khoảng 83% lao động trẻ em tiếp xúc với các chất độc hại qua việc tái chế rác điện tử. Mỗi năm, số lao động tái chế tăng lên 15%. Nhưng nhiều bãi rác điện tử ở đây không có các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả. Dẫn đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Ấn Độ

Với dân số lớn và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nước này trở thành một trong những nguồn phát thải rác điện tử lớn nhất trên thế giới. Các bãi rác điện tử ở Ấn Độ thường không được quản lý và xử lý đúng cách, dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sống gần khu vực bãi rác.
Nigeria
Nigeria, đặc biệt là thành phố Lagos, là một trong những điểm tập kết lớn của rác thải điện tử từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 15 chiếc xe container rác thải điện tử được chuyển đến Nigeria. Đa số đều hư hỏng mức nặng, không còn có thể sử dụng, tái chế được. Ở đây, người ta thường nhặt rác rồi thu gom những đồ dùng có giá trị rồi bán lại.

Mối nguy hại từ những bãi rác điện tử là gì?
Đối với sức khỏe con người: Gây những bệnh về da, nhiễm độc cơ thể, hô hấp, suy giảm nhận thức, ung thư. Thủy ngân có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể của con người qua việc ăn uống, hít thở. Từ đó, chúng có thể gây hại đến thận, não, hệ thống sinh sản,… Thủy ngân nguy hiểm nhất là khi ở dạng không khí vì lúc này khả năng nhiễm độc của chúng là cao nhất.
Đối với môi trường: Những chất độc hại có thể ngấm vào nguồn nước, đất, phát tán ở trong không khí và gây ô nhiễm môi trường. Nếu việc xử lý rác thải điện tử không được thực hiện đúng quy cách, kim loại sẽ có thể phân tách thành các phân tử nhỏ, đem những hóa chất độc hại vào trong nước mưa, không khí và gây nhiễm độc cho cả khu vực. Hành vi đốt cháy rác điện tử bừa bãi, khiến cho khí đốt lẫn vào trong không khí sẽ dễ gây ra hiện tượng dị tật với thai nhi, quái thai. Những lò đốt rác thô sơ thải nước thải công nghiệp chứa các kim loại nặng. Những loại nước thải này có thể bị hòa trong nước ao, nước ngầm, sông ngòi, hồ gây ô nhiễm. Từ đó, những kim loại, hóa chất này cũng dần bị vận chuyển ra môi trường rộng hơn.

Khắc phục tình trạng rác thải điện tử
- Hạn chế mua các đồ dùng điện tử mới. Chỉ khi nào thật sự cảm thấy cần thiết mới nên mua để tránh lãng phí tiền bạc, tránh làm tăng rác thải điện tử.
- Bảo vệ, giữ gìn cẩn thận khi dùng đồ điện tử để giúp chúng được bền hơn, dùng được lâu hơn.
- Nếu không còn dùng đến có thể bán phế liệu hoặc tặng cho người đang có nhu cầu dùng.
- Nếu dùng trong thời gian ngắn, chúng ta có thể thuê đồ dùng điện tử thay vì mua để hạn chế lượng rác thải điện tử.

Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta một số thông tin về các bãi rác điện tử lớn nhất thế giới. Mong rằng các thông tin này sẽ thật sự hữu ích đối với bạn. Công ty Thu Mua Phế Liệu Hòa Bình chuyên thu mua phế liệu giá cao các loại gồm: Đồng, nhôm, chì, kẽm nguyên liệu, phế liệu sắt, inox, …tại TP. HCM và các tỉnh lân cận phía Nam, với số lượng lớn.
Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0933 056 678
Email: loc241992@gmail.com